Trà hoa cúc chi

59,000 

Danh mục: Từ khóa:
Hoa cúc chi có tên khoa học là Chrysanthemum indicum là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Đây là chi bản địa của Á Đông và đông bắc châu Âu. Cúc chi có hoa nhỏ và màu vàng, cây bụi dạng thảo mộc. Lá cây xếp xen kẽ, chia thành nhiều lá chét có mép hình răng cưa.
Hoa cúc chi được trồng đầu tiên tại Trung Quốc để làm thảo dược từ thế kỷ 15 trước Công nguyên, tại Việt nam được trồng nhiều nhất tại các vùng Hưng Yên, Hà Nội. Thuở xưa, Hoa cúc chi được dùng làm vật phẩm tiến vua, nên ngày nay còn được biết đến với tên trà hoa cúc tiến vua.
Những bông cúc chi nở vào đúng mùa tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Cúc chi làm trà là bông vừa mới hé nở, chưa nở bung nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị cao nhất của hoa.

CÔNG DỤNG CỦA TRÀ HOA CÚC CHI

Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để bồi bổ sức khỏe và làm dịu một số triệu chứng bệnh thông thường. Khi pha trà, nước trà có hương thơm tinh tế, nhẹ nhàng và hương vị ấm áp, dễ chịu.Theo Đông y, Hoa cúc chi có vị đắng nhẹ, tính mát vì thế đây còn được coi là một thức uống thảo mộc giúp giải nhiệt, mát gan, giảm nóng trong cực tốt được yêu thích. Đông y dùng hoa cúc chi trong những trường hợp như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát. Tại Triều Tiên, loại trà này giúp người uống giữ đầu óc tỉnh táo.

Y học Trung Quốc cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và mắt. Gan gắn với hành Mộc điều khiển mắt, gắn liền với sự bực dọc và căng thẳng (“can chủ nộ”). Người ta tin rằng trà có tác dụng chữa đau mắt do căng thẳng hoặc do mất cân bằng âm (thiếu nước). Trà cũng được dùng để chữa chứng mắt nhìn mờ hay nhìn thấy đốm, suy giảm thị lực hoặc hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh các quan niệm này.

Trong Tây y, trà hoa cúc dùng uống hoặc đắp gạc nhằm chữa suy giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ vữa động mạch.
Thành phần chủ yếu có trong tinh dầu hoa cúc là bisabolol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bisabolol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống vi khuẩn.

Không những vậy, hoạt chất này còn giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời hơn. Chúng được dùng như thành phần dưỡng da, giúp giảm bong tróc và kích thích quá trình tự phục hồi của da.
Mùa thu hoạch hoa cúc chi bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm. Hoa cúc chi có chất lượng tốt nhất khi vừa nở hé, không còn nụ, chưa nở bung nhằm giữ trọn vẹn dược tính và hương vị cao nhất của hoa. Mỗi dịp thu hoạch chia làm hai đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng một tháng.
Hoa cúc chi trồng làm trà và thảo dược là hoa cúc được canh tác thuận tự nhiên, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Trà hoa cúc chi hưng yên sấy lạnh tôi yêu trà
Mùa thu hoạch hoa cúc chi bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm. 

Trà hoa cúc chi có thơm ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn hái và sấy. Những bông cúc được thu hái thủ công bằng tay và nhặt bỏ các bông lỗi, sâu cắn… Quy trình sấy lạnh an toàn, khép kín đảm bảo bông cúc được sấy lạnh khô tự nhiên, giữ được màu sắc hoa và dưỡng chất, dược tính có trong hoa.Cúc chi sau khi sấy được nhặt lại 1 lần nữa loại bỏ hết những bông xấu, thâm và cánh rụng. Những bông gửi đến khách hàng là những bông ở trên sàng.

Nên uống trà hoa cúc chi vào lúc nào?

Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Trong nhiều trường hợp, các dược sĩ đông y khuyên mọi người nên thường xuyên sử dụng trà hoa cúc thay cho các loại nước uống giải khát khác, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì sự chuyển biến tích cực về sức khoẻ. Ví dụ như:
  • Sau khi ăn nhiều dầu mỡ: Cơ thể người bình thường cần tới 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa các thực phẩm giàu mỡ. Nếu sử dụng trà sau khi ăn, đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tiêu hóa nhanh hơn, tránh cảm giác ngán và đầy bụng.
  • Sau khi ăn mặn: Ăn mặn làm lượng muối trong cơ thể tăng cao, bạn nên uống trà để trung hòa cơ thể và nhanh chóng bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà hoa cúc thường xuyên còn góp phần giảm nguy cơ ung thư.
  • Sau khi vận động, ra mồ hôi: Vận động cơ thể sau một khoảng thời gian thường khiến mồ hôi ra nhiều, làm cơ thể bạn mất đi một lượng nước đáng kể và có cảm giác choáng váng, mệt mỏi. Trà là thức uống tốt nhất để bù nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu, giảm sự đau nhói của các bắp thịt do việc vận động quá mức gây nên.

Một số lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc

Tác dụng của trà hoa cúc chi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn nên lưu ý những trường hợp sau đây.
1. Không dùng trà hoa cúc chi để uống thuốc
Chất axit tannic có trong trà có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc (chẳng hạn như viên sắt sulfate, berberine,…) tạo nên kết tủa, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc cũng như tác dụng của thuốc.Nếu như dùng nước trà để uống thuốc an thần (như phenobarbital …), thì chất caffeine và theophylline trong trà cùng các chất kích thích khác sẽ làm cho thuốc an thần bị giảm bớt, hoặc mất tác dụng. Do vậy bạn không nên dùng trà hoa cúc kết hợp với bất kì loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.2. Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng trà hoa cúc
Không có nhiều nghiên cứu đảm bảo rằng trà hoa cúc hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai. Một cốc trà hoa cúc có thể giúp nâng cao tinh thần và trấn an hệ thần kinh.Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai hệ miễn dịch suy giảm hơn bình thường, lá lách và dạ dày đều yếu, nếu uống trà hoa cúc rất dễ bị kích thích dạ dày. Thậm chí, nếu uống lượng nhiều còn gây nên tiêu chảy và các triệu chứng khác.

3. Không uống trà hoa cúc chi và các loại trà hoa cúc khi đói
Khi bạn đang đói bụng thì chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Bụng rỗng uống trà sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hoá, thậm chí tạo nên hiện tượng “say trà” với các dấu hiệu như đánh trống ngực, khó chịu dạ dày, hoa mắt, bồn chồn, và ảnh hưởng hấp thu protein, dẫn tới viêm niêm mạc dạ dày.

Vì vậy, khi mời ai dùng trà hoa cúc, bạn có thể mời kèm theo đồ ngọt, vừa là để ăn kèm vừa một phần là chất đường trong đồ ngọt giúp tăng đường huyết. Đôi khi dù không đói nhưng uống quá nhiều trà cũng dễ bị say.

Trà hoa cúc chi có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Mỗi ngày nhấm nháp vài tách trà hoa cúc là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình. Tuy nhiên, hoa cúc có thể gây ra một số dị ứng khi sử dụng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng trà hoa cúc.

Hướng Dẫn Pha Trà Hoa Cúc Chi Với Táo Đỏ Và Kỷ Tử
  • Chuẩn bị: 3-5gr hoa cúc chi sử dụng với khoảng 150-200ml nước sôi 90 độ trở lên
  • Uống nóng: Tráng bình và nụ cúc bằng nước sôi khoảng 15 – 30 giây sau đó gạn bỏ lượt nước tráng. Trút thêm nước sôi, ở nhiệt độ 90°C và đợi 5 phút cho trà ngấm rồi thưởng thức. Trà hoa cúc chi sẽ ngon hơn nếu kết hợp với các loại thảo mộc khác như cỏ ngọt, táo đỏ… thay vì dùng đường.
  • Uống lạnh: Lọc bỏ phần xác trà đi và lấy phần nước, thêm đá hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Lời khuyên: Trà hoa cúc chi cũng được khuyên là kết hợp với cỏ ngọt, chanh hoặc đường phèn, mật ong.

Thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc và nhiều loại trà khác là khi vừa thức dậy,
sau bữa ăn ít nhất 30 phút và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trà hoa cúc chi”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Sản phẩm ngẫu nhiên