Trà Kỳ tử

59,000 

Danh mục: Từ khóa:

Kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử, tên khoa học là Lycium barbarum L. Thời cổ đại, nó còn được gọi bằng các tên như thiên tinh (tinh của trời), địa tiên (tiên của đất), khước lão (đẩy lui tuổi già). Chỉ cần mỗi ngày lấy 15 g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút là ta đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà lại vừa có công năng bổ thận, ích tinh và dưỡng can, minh mục. Loại trà này thường được cổ nhân dùng để bồi bổ cơ thể và phòng chống tích cực các chứng bệnh như suy nhược toàn thân sau bệnh nặng, đầu choáng mắt hoa, giảm thị lực, lưng đau gối mỏi, nhược dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm, muộn con…

Theo dược học cổ truyền, kỷ tử vị ngọt, tính bình, có công dụng tư bổ can thận, dưỡng huyết, minh mục và nhuận phế. Nếu can thận âm hư thì tinh và huyết đều thiếu, không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được, phát sinh chứng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh can và thận, một mặt bổ ích thận tinh, một mặt bổ dưỡng can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng, mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, tai điếc, lưng đau, gối mỏi, di tinh, liệt dương…

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

– Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

– Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não – Tuyến yên – Tuyến thượng thận.

– Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan.

– Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

– Hạ đường huyết.

– Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

– Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

– Chống ôxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

– Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi.

– Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…

Để nâng cao tác dụng của trà kỷ tử, tùy theo thể chất và chứng trạng cụ thể, người ta thường thêm một số vị thuốc khác như: cúc hoa (để làm sáng mắt và chữa đau đầu, chóng mặt), mạch môn và ngũ vị tử (cải thiện trí nhớ và làm cho tinh thần tỉnh táo), thảo quyết minh, đan sâm và hà thủ ô (bổ can thận và làm hạ mỡ máu), đương quy và đại táo (dưỡng huyết, làm tăng hồng cầu trong máu ngoại vi), toan táo nhân và ngũ vị tử (dưỡng tâm, an thần), đông trùng hạ thảo (để bổ thận trợ dương)…

Cách pha trà kỷ tử cơ bản

Bạn chỉ cần tìm mua kỷ tử rồi chuẩn bị nước sôi là có thể pha một ly trà kỷ tử ấm nóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 15g kỷ tử
  • Nước sôi

Cách thực hiện

– Làm sạch kỷ tử.

– Cho kỷ tử vào ấm hoặc ly pha trà rồi rót nước sôi vào.

– Ngâm kỷ tử khoảng 10 – 15 phút.

– Rót nước trà ra rồi thưởng thức.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trà Kỳ tử”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Sản phẩm ngẫu nhiên